SỰ KẾT HỢP KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ KÍNH HIỂN VI LỰC NGUYÊN TỬ TRONG NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

Thứ sáu - 12/07/2024 10:42
Ngày 8/7/2024, tại Khoa Kỹ thuật Vật liệu – Trường Vật liệu – ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS. Phạm Thành Trí – Khoa Sinh học, Đại học Nazarbayev, Kazakhstan đã trình bày về khả năng kết hợp giữa kính hiển vi quang học quét laze đồng tiêu cự (Confocal Laser Scanning Microscopy - CLSM) và hiển vi lực nguyên tử (Atomic Force Microscopy - AFM) với nhiều ứng dụng trong nghiên cứu khoa học vật liệu và khoa học sự sống. Ở chế độ kết hợp, kính hiển vi lực nguyên tử có thể kiểm tra các đặc tính bề mặt như hình thái, độ bám dính và độ nhám, trong khi kính hiển vi quang học cung cấp hình ảnh rõ ràng của khu vực đo lường và có thể tiết lộ vị trí hoặc hoạt động của một protein cụ thể thông qua phát xạ huỳnh quang. Trong buổi seminar, diễn giả đã cung cấp nhiều ví dụ về cách sử dụng hệ thống hiển vi kết hợp này trong nghiên cứu khoa học vật liệu và vật liệu sinh học, bao gồm: cảm biến sinh học, cảm biến khí, pin mặt trời, hình ảnh tế bào sống, màng sinh học vi khuẩn, cơ học sinh học, nano/vật liệu sinh học, hợp kim, kim loại và sự tương tác của chúng với tế bào sống, v.v.
 
Phiên thảo luận và hỏi đáp đã diễn ra sôi nổi. Diễn giả đã trả lời cụ thể và chi tiết các câu hỏi liên quan, giúp người tham dự hiểu rõ hơn về các điểm mạnh đặc biệt và các ứng dụng đa dạng của loại kính hiển vi này đồng thời mở ra tiềm năng hợp tác nghiên cứu rất tốt giữa các nhà khoa học của Trường Vật liệu nói riêng và ĐH Bách Khoa nói chung với diễn giả trong tương lai gần. Hai bên thống nhất sẽ thành lập ngay nhóm liên hệ để trao đổi các công việc hợp tác cụ thể trong thời gian tới về hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật và hỗ trợ đào tạo sinh viên.
 
Diễn giả trình bày về sự kết hợp kính hiển vi quang học và kính hiển vi lực nguyên tử trong nghiên cứu vật liệu và khoa học sự sống
 
Phần thảo luận chuyên sâu về nghiên cứu và các cơ hội hợp tác trong thời gian sắp tới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây